Những lưu ý quan trọng khi thiết kế ấn phẩm truyền thông

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế ấn phẩm truyền thông

 

Những thiết kế ấn phẩm truyền thông không còn gì xa lạ đối với các doanh nghiệp. Nó được đánh giá là 1 trong những chiến lược marketing hữu hiệu nhất, phổ biến nhất và thành công nhất cho thương hiệu. Vậy thiết kế ấn phẩm truyền thông có dễ không? Làm thế nào để thiết kế nó ấn tượng. Cùng Buff Design tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế ấn phẩm truyền thông

Những lưu ý quan trọng khi thiết kế ấn phẩm truyền thông 

1. Những kinh nghiệm cực hay khi thiết kế ấn phẩm truyền thông

Ấn phẩm truyền thông là loại hình vô cùng đặc biệt nó bao gồm nhiều dạng, nhiều hình thức khác nhau như: tờ rơi, poster, ấn phẩm online, offline,...Có nhiều thứ như thế bạn có bao giờ tự hỏi ấn phẩm nào tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn? Cùng Buff giải đáp ngay dưới đây nhé! 

1.1 Có nên đầu tư vào ấn phẩm truyền thông dạng online?

Có nên đầu tư vào ấn phẩm truyền thông dạng online?
Có nên đầu tư vào ấn phẩm truyền thông dạng online?

Trong thời đại công nghệ số phát triển như ngày hôm nay, công ty của bạn mà không đề cập tới hay marketing online thì sẽ khó có thể phát triển và tồn tại. Hãy nghiên cứu và nghĩ ngay tới việc đầu tư vào ấn phẩm truyền thông online, nó sẽ giúp ích cho doanh nghiệp của bạn rất nhiều đó. 1 số ví dụ về truyền thông online:

  • Dạng website: được đánh giá như giấy tờ bất tùy thân không thể thiếu của doanh nghiệp. Các công ty có website sẽ làm gia tăng đáng có sự tin cậy cho khách hàng, và sử dụng những ấn phẩm truyền thông trên nền tảng website chính là gợi ý hoàn hảo cho doanh nghiệp.
  • Các banner, poster dùng để chạy quảng cáo trên các nền tảng facebook

1.2 Sử dụng ấn phẩm truyền thông offline vào đúng thời điểm

1.2 Sử dụng ấn phẩm truyền thông offline vào đúng thời điểm
1.2 Sử dụng ấn phẩm truyền thông offline vào đúng thời điểm

Thông thường các ấn phẩm offline đều luôn tốn kém hơn online rất nhiều vì phải bỏ công sức vào vấn đề in ấn. Bởi thế, khi thiết kế, bạn cần quan tâm lựa chọn những ấn phẩm phù hợp với ngành và thời điểm. Ví dụ như nếu công ty có các sự kiện quan trọng như ra mắt sản phẩm mới hay khai trương thì chắc chắn không thể bỏ qua những poster kết hợp với truyền thông.

2. Những nguyên tắc quan trọng không thể bỏ qua khi thiết kế ấn phẩm truyền thông

Để có những ấn phẩm truyền thông thành công không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi bạn phải có khả năng sáng tạo, độc đáo, và phải có những kinh nghiệm, nguyên tắc khi thiết kế. Vậy nguyên tắc đó là gì? Thiết kế Buff sẽ bật mí ngay cho bạn dưới đây?

2.1 Màu sắc trong các ấn phẩm truyền thông nên để như thế nào?

2.1 Màu sắc trong các ấn phẩm truyền thông nên để như thế nào?
2.1 Màu sắc trong các ấn phẩm truyền thông nên để như thế nào?

Tùy vào sản phẩm bạn chọn online hay offline sẽ có những quy định về màu sắc khác nhau:

  • Đối với các sản phẩm online: ưu tiên sử dụng các hệ màu RGB để thực hiện việc xuất file ảnh và truyền tải các thông tin cần thiết kế, những hình ảnh khác sau khi thiết kế sẽ giữ được nguyên bản màu sắc khi bạn thiết kế. Hệ màu này chỉ thích hợp với online, còn khi in ấn sẽ ra màu không thực lắm.
  • Các sản phẩm in: Nên ưu tiên lựa chọn hệ màu CYMK, với phiên bản này chất lượng màu sắc đem lại tốt nhất, trung thực và ấn tượng nhất.

Còn về cách phối màu trong 1 bản thiết kế ấn phẩm truyền thông không có quy định nào hoàn hảo, và chính xác nhất. Tùy theo lĩnh vực bạn làm việc, ngành nghề của bạn để lựa chọn những màu sắc nhã nhặn phù hợp. Bạn cũng cần lưu ý không nên dùng quá nhiều màu sắc trong 1 bản thiết kế nếu ngành nghề của bạn không liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và hội họa. 

Bạn cũng có thể tham khảo bản phối màu sau để có định hướng chính xác cho thương hiệu của mình 

Nguyên tắc màu sắc trong thiết kế
Nguyên tắc màu sắc trong thiết kế 

Nhìn vào nguyên tắc trên, bạn có thể hiểu đơn giản là những màu sắc có mũi tên đối diện nhau sẽ là những màu phổ biến, thường được nhiều thương hiệu sử dụng để kết hợp hài hòa với nhau. Bạn cần tránh những màu sắc có ý nghĩa không phù hợp, hoặc quá nhợt nhạt, u ám. Với sự kết hợp màu sắc, bạn có thể dùng màu cơ bản, an toàn như sau: sắc xanh tươi sàng kết hợp với đỏ rực rỡ, trắng hòa quyện với vàng, xanh dương kết hợp với tím. 

Nếu bạn muốn có sự phá cách, mới lạ thì cần phải lưu ý giữ bố cục và các nội dung chính quan trọng khi truyền tải.

2.2 Font chữ nên để như thế nào?

2.2 Font chữ nên để như thế nào?
2.2 Font chữ nên để như thế nào?

Ngoài màu sắc, font chữ cũng là lưu ý quan trọng khi thiết kế ấn phẩm truyền thông. Font chữ thường có 2 loại phổ biến là chữ Serif có chân, và Sans Serif không chân. Đối với ấn phẩm bạn nên ưu tiên lựa chọn font chữ không chân. Bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Không nên dùng quá nhiều font chữ, cụ thể là nhiều hơn 5 font, nó gây rối mắt cho người xem, không ấn tượng mà ngược lại còn là cảm giác khó chịu
  • Hạn chế dùng những phông có chân cơ bản như Time New Roman hay các font chữ có chân khác. Thay vào đó là font chữ không chân, đơn giản, dễ nhìn, dễ đọc, rõ ràng.
  • Không nên dùng những font chữ quá cầu kỳ, gây rối mắt trong các bản thiết kế.
  • Đối với khoảng cách giữa các dòng trong ấn phẩm truyền thông không nên quá khít với nhau, có sự cách dòng để dễ nhìn, tránh bị dính chữ.
  • Các tiêu đề, các mục to nhỏ khác nhau ưu tiên sử dụng font chữ dễ nhìn chứ không nên loằng ngoằng
  • Hạn chế dùng những font chữ mà bị lỗi dấu tiếng Việt, ưu tiên những font phù hợp, có dấu rõ ràng, không dễ bị lỗi. 

2.3 Bố cục trong thiết kế ấn phẩm

Tùy theo từng lĩnh vực hay ngành nghề mà bạn sẽ lựa chọn những bố cục hoàn hảo. Buff Design sẽ gợi ý cho bạn 1 số mẹo cực hay sau:

2.3.1 Bố cục truyền thống:

2.2 Font chữ nên để như thế nào?
2.2 Font chữ nên để như thế nào?

Với thiết kế này ấn phẩm thường có 3 giai đoạn chính đó là: 

  • Phần đầu: cho logo vào tiêu đề hoặc là tên đơn vị, nội dung, tên sản phẩm mới,..
  • Phần giữa ấn phẩm truyền thông: có các tên chương trình, các hoạt động quan trọng và nội dung chính
  • Phần dưới: đầy đủ những thông tin như hotline, địa chỉ, các nhà tài trợ,..

2.3.2 Bố cục mang theo phong cách hiện đại

2.3.2 Bố cục mang theo phong cách hiện đại
2.3.2 Bố cục mang theo phong cách hiện đại

Luôn hướng tới sự tự do, phá cách đưa tới vẻ đẹp độc đáo khác lạ trẻ trung năng động hơn so với các ấn phẩm truyền thống. Nhưng cũng cần có quy tắc, chứ không nên phá cách quá:

  • Cách sắp xếp logo: Nếu đơn vị nào có tên dài hoặc to lớn hơn logo thì sẽ nằm bên trái, nhỏ hơn sẽ ở phía bên phải. Nếu logo chẵn thì có thể chia đôi để ở 2 bên tiêu đề. Hoặc cũng có thể phá cách bằng cách cho 1 logo to rồi làm mờ đi trong ấn phẩm.
  • Nên dùng dạng chữ in hoa toàn bộ cho các đơn vị tổ chức hay các chủ quản của ấn phẩm
  • Tên nội dung chính cần phải để to rõ ràng, không nên phá cách bằng cách cho phông chữ khó nhìn, hoa lá vào những chỗ như thế này. Nó sẽ không mang tới năng lượng cho sự phá cách của bạn mà gợi cảm giác khó nhìn, khó chịu.
  • Bạn cũng có thể sử dụng các hiệu ứng phông nền đối với những chữ khó thấy 
  • Dùng các biểu tượng, icon ấn tượng thay thế cho những từ ngữ chuyên dụng như Hotline, địa chỉ, trang web,..

3. Lời kết

Để có 1 thiết kế ấn phẩm truyền thông ấn tượng không phải là điều đơn giản. Đòi hỏi rất nhiều từ bạn từ khả năng sáng tạo cho tới sự am hiểu về màu sắc, font chữ,..Nếu bạn thấy quá khó hay muốn tìm người đồng hành cùng mình trong quá trình tạo ra những ấn phẩm ấn tượng thì liên hệ ngay tới Buff Design. Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực thiết kế cùng hàng ngàn những dự án lớn nhỏ, chúng tôi cam kết sẽ đưa tới cho bạn những ấn phẩm truyền thông độc đáo, thành công, trọn vẹn nhất. Nhấc máy ngay liên hệ tới Buff để được tư vấn bạn nhé! 

 

Zalo